5 nguyên tắc quản lý khôn khéo giúp doanh nghiệp phát triển

Việc phân công vai trò cho những người cùng hợp tác là một môn nghệ thuật, bởi vì không đơn giản chỉ dựa vào việc ai đóng góp nhiều hơn sẽ giữ vai trò cao hơn, nhưng cũng không thể cho rằng ai có năng lực hơn thì giữ vai trò lớn hơn, càng không thể giao quyền quyết sách cho người ngoài.

bi-quyet-lanh-dao_best

Sự hòa hợp, nhất trí trong nội bộ doanh nghiệp là điều cơ bản để phát triển. Sự đoàn kết giữa các thành viên sẽ tạo nên sức mạnh vượt trội giúp doanh nghiệp phát triển vững chắc. Tuy nhiên, với cương vị là một ông chủ một doanh nghiệp, bạn phải là người quản lý thông minh và công tâm để khơi dậy sức mạnh đoàn kết giữa các thành viên, làm cầu nối giữa các cá thể trong một tập thể. Vậy làm thế nào để duy trì sự hợp tác giữa các thành viên của doanh nghiệp cho thật mỹ mãn?

Những nguyên tắc quản lý sau, chắc chắn sẽ đem lại những bí quyết quý giá cho doanh nghiệp của bạn.

1. Phân công trách nhiệm rõ ràng

Sau khi hợp tác, mỗi thành viên hợp tác cần làm những gì, phụ trách những mặt nào – cần phải được quy định thật rõ ràng, những gì không thuộc phạm vi của mình thì cố gắng không nhúng tay vào. Rất nhiều trường hợp ngay khi mới hợp tác với nhau cũng đã đặt ra những quy định rất rõ ràng, nhưng lâu dần, mỗi người bắt đầu có những tính toán riêng tư từ những đóng góp nhiều ít của mỗi thành viên. Họ sợ rằng vai trò của mình trong các quyết sách giảm sút dẫn đến việc phân chia lợi nhuận thiệt thòi, hoặc lo lắng vị trí của mình thấp kém hơn so với người khác, thậm chí nghi ngờ những người cùng hợp tác với mình sẽ mưu cầu lợi ích riêng mà lấy đi tài sản chung. Sự không rõ ràng trong vai trò và hành vi đó làm cho họ nhúng tay vào mọi việc, kể cả những việc không thuộc chức trách của mình, kết quả dẫn đến công việc hàng ngày bị trượt dốc.

Việc phân công vai trò cho những người cùng hợp tác là một môn nghệ thuật, bởi vì không đơn giản chỉ dựa vào việc ai đóng góp nhiều hơn sẽ giữ vai trò cao hơn, nhưng cũng không thể cho rằng ai có năng lực hơn thì giữ vai trò lớn hơn, càng không thể giao quyền quyết sách cho người ngoài.

Tóm lại, mối quan hệ về vai trò của những người hợp tác trong doanh nghiệp phải được hình thành từng bước trong quá trình phát triển của sự hợp tác. Môt khi đã xác định được rồi, những người hợp tác phải hiểu rõ chức trách của mình, không can thiệp vào việc của người khác, vấn đề căn bản là phải cùng nhau cố gắng vì mục tiêu chung.

2. Dựa vào nhau, thẳng thắn với nhau

Để khắc phục tình trạng mâu thuẫn và sự căng thẳng giữa những người hợp tác với nhau, mọi người nhất thiết phải dựa vào nhau và thẳng thắn với nhau, cùng nhau chia ngọt xẻ bùi, đồng cam cộng khổ, đoàn kết một lòng, cùng nhau tiến bước. Mọi người đều hiểu rằng thái độ của mình với người khác cùng hợp tác có ảnh hưởng rất lớn tới thái độ của họ đối với mình. Vì vậy, mọi người nên sống tốt với nhau, thành thật, thẳng thắn, không để bụng, tuyệt đối không được sống giả tạo. Tin tưởng chính là sự tôn trọng người khác, là điểm nút trong quan hệ giữa con người với con người.

Làm thế nào để có thể dựa vào nhau, thẳng thắn với nhau?

– Trước tiên, phải “đầu tư tình cảm” với người định hợp tác. Tình cảm của bạn phải chân thành, nhiệt tình, chớ nên nói chuyện làm ăn trên thương trường, mà cần phải tạo ra mối quan hệ mật thiết, làm cho đối tác thấy ấm áp tình người, cảm thấy bạn thực sự nghĩ về họ, để họ tâm phục khẩu phục.

– Ngoài ra, cần chủ động giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với các đối tác làm việc với mình. Ai cũng có lúc gặp khó khăn nhưng nếu lúc đó bạn chìa tay ra giúp đỡ họ, chắc chắn họ sẽ có cảm tình và tin tưởng bạn, dễ dàng xây dựng được tình bạn thắm thiết.

– Cuối cùng, giữa những người hợp tác phải thường xuyên khai thông, giao lưu với nhau, thông qua các ý kiến thẳng thắn của mọi người để biểu thị cách nhìn vấn đề dưới nhiều góc cạnh và hiểu nó sâu sắc hơn.

Làm thế nào để đạt được sự tin tưởng, không nghi ngờ đoàn kết nhất trí đây?

– Trước tiên về mặt chủ quan, không được đoán mò lung tung. Đã hợp tác thì phải hợp lại với nhau, đoàn kết nhau lại, thành thực với nhau.

– Chớ “nghe bão đã bảo là mưa”, bởi thường xảy ra trường hợp hai người hợp tác với nhau rất tốt đẹp, rất tin nhau, song do một bên nghe đồn thổi dị nghị của người khác rồi cho đó là sự thật mà sinh ra nghi ngờ người kia, gây nên mâu thuẫn, cuối cùng sự hợp tác tốt đẹp bị tan vỡ.

3. Tôn trọng lẫn nhau, lấy sở trường bù cho sở đoản

Đã là hợp tác có nghĩa – không phải là quan hệ chủ tớ mà phải là sự hữu nghị, bình đẳng cùng có lợi. Một nguyên nhân quan trọng dễ tạo ra mâu thuẫn trong khi hợp tác là không tôn trọng người hợp tác với mình. Quá chuyên truyền độc đoán, không chịu nghe ý kiến của đối tác, hoặc tự thổi phồng mình lên, đề cao mình, không tôn trọng lao động của người khác, hoặc luôn tranh giành, hiếu thắng, đè nén người khác. Những hành động đó rất dễ sinh ra mâu thuẫn, dồn lại thành một ngọn lửa thiêu cháy sự hợp tác giữa hai bên.

4. Phải có những quy chế bình đẳng, có tình có lý

Trước tiên, những người hợp tác phải xây dựng được những quy phạm và nguyên tắc chuẩn mực. Bởi vì điều này là cơ sở cho sự hợp tác của mọi người, là thước đo và tiêu chuẩn khách quan để phán đoán sự đúng sai. Có được nó thì sự hợp tác sẽ không tùy tiện, viêc xử lý một vấn đề nào đó sẽ luôn đạt được sự thống nhất chung.

Ngoài ra, người hợp tác phải duy trì nguyên tắc – dám phê bình những sai lầm của nhau. Những người hợp tác phải xuất phá từ nguyên tắc đoàn kết nhất trí, mà muốn vậy phải kịp thời khuyên nhủ và phê bình những sai lầm của nhau để mọi người hiểu rõ đúng sai rồi cũng nhau giải quyết, không nê “dĩ hòa vi quý”.

Cuối cùng, phải kiên trì thuyết phục người khác bằng lý lẽ, không nên áp đặt. Giữa những người hợp tác với nhau cần lấy lý lẽ làm chính, đồng thời phải có tình nghĩa thì công việc mới thực sự hiệu quả. Nếu phê phán người hợp tác với mình với giọng cao ngạo của ông chủ thì dù bạn có lý đến đâu, cũng chỉ vô tích sự mà thôi.

5. Lấy đại cục làm trọng, vừa có nghĩa, vừa có lợi

Đã là người cùng trên một con thuyền, cùng chung hoạn nạn thì dứt khoát phải coi trọng đại cục. Bởi vì sự nghiệp hợp tác chung có tồn tại thì các thành viên cũng sẽ tồn tại và ngược lại. Đương nhiên, nếu phiến diện chỉ chú ý tới lợi ích của tổng thể cũng không phải là hiện thực vì một trong những mục đích của hợp tác là mưu lợi cho chính mình. Cần phải lấy đại cục làm trọng, vừa được lợi vừa có ý nghĩa buộc người khác hợp tác. Phải xử lý tốt mối quan hệ giữa chỉnh thể và cá thể, giữa lợi và nghĩa, sao cho tìm được một điểm cân bằng thỏa mãn nhu cầu của cả đôi bên thì mọi người tự nhiên sẽ rất hữu hảo với nhau.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *