Yêu người giàu – Kinh nghiệm giúp bạn làm giàu nhanh

Tôi xin chia sẻ quan điểm mở rộng của tôi một chút về . Đầu tiên tôi xin đưa một quan niệm của cha ông, đó là “nghèo thì hèn”. Và tôi xin phép định nghĩa khái niệm nghèo. Đối với tôi nghèo nghĩa là ít. Áp dụng với con người

hold_invest
Cha ông ta thường nói “nghèo đi đôi với hèn”. Tôi yêu những người giàu hơn tôi và xem thường những người “nghèo” hơn tôi.

Theo dõi dòng bình luận về quan niệm giàu nghèo tôi thấy hầu hết ý kiến tập trung phân tích khía cạnh tiền bạc, tài sản. Trong hoàn cảnh và môi trường xã hội hiện tại thì xu hướng bình luận này là điều dễ hiểu.

Tôi xin chia sẻ quan điểm mở rộng của tôi một chút về quan niệm giàu nghèo. Đầu tiên tôi xin đưa một quan niệm của cha ông, đó là “nghèo thì hèn”. Và tôi xin phép định nghĩa khái niệm nghèo. Đối với tôi nghèo nghĩa là ít. Áp dụng với con người thì nghèo có thể là nghèo tiền bạc, nghèo của cải, nghèo tình cảm, nghèo quan hệ, nghèo thể chất…

Nhưng có thể thấy ông cha luôn đúng với câu “nghèo thì hèn”. Lấy ví dụ như: người nghèo tiền bạc, của cải, quan hệ luôn luôn thấp cổ bé họng trong xã hội và rất dễ bị những người đối lập chèn ép, khinh thường.

Người nghèo thể chất, tinh thần thông thường bạc nhược, sống cuộc sống khép kín và bị phần đông xem thường là kẻ nhu nhược. Người nghèo tình cảm thì thông thường không bạc nhược thì cũng hay xảo trá, những người này bị xã hội lên án hoặc sống lạc lõng giữa dòng chảy của cuộc sống.

Tôi xin đưa thêm một câu nói của cha ông nữa, đó là “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Nó có thể hiểu là không một cá nhân nào, tổ chức nào, quốc gia nào hoặc thế giới nào có tất cả mọi thứ.

Điều này hẳn là rất dễ hiểu. Cuộc sống là chuỗi những hoạt động nhằm đạt tới những mục tiêu tốt hơn. Nhưng cuộc sống có vô vàn mục tiêu mà sức lực và thời gian chỉ có hạn. Bất kì cá nhân, tổ chức, quốc gia hay thế giới nào cũng phải giới hạn và chọn lựa những gì tốt nhất có thể làm được trong quỹ giới hạn của mình.

Bên cạnh đó, cuộc sống cũng là một thế giới đối xứng hoàn hảo, bất kì hoạt động nào đều bao hàm nghĩa tích cực và tiêu cực.

Lấy ví dụ như: thắng lợi của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động về tài chính, tiền tệ, đất đai, vàng bạc đem lại tiền bạc và của cải cho chính họ, làm cho chỉ số phát triển của đất nước tăng lên rất nhanh. Nhưng xét về lâu dài những ảnh hưởng về lạm phát của các hoạt động kinh doanh này đối với đại đa số những người ngoài ngành thì cũng vô cùng lớn. Hiện thực xã hội đã chứng minh ví dụ trên.

Xuất phát từ quan niệm về giàu/nghèo đã trình bày ở trên, tình cảm của cá nhân tôi phân định rất rạch ròi. Tôi yêu những người giàu hơn tôi và xem thường những người nghèo hơn tôi. Tôi yêu cá nhân hay tổ chức về những điểm ưu điểm của họ và cũng ghét họ bởi chính những nhược điểm họ thể hiện.

Tôi cũng muốn nói thêm một chút về cán cân tình cảm. Trong mỗi con người luôn luôn tồn tại mãnh liệt hai xu thế tình cảm chủ đạo: độ lượng và chì chiết. Sự độ lượng làm cho tình cảm luôn nghiêng về phía yêu. Sự chì chiết làm tình cảm nghiêng về phía ghét.

Cũng bởi vậy mà yêu/ghét gần như luôn luôn là tách bạch và phân lập. Sự độ lượng khiến sự đánh giá tập trung vào những điểm tốt, lấy những điểm tốt bù trừ cho những khuyết điểm. Sự chì chiết thì ngược lại, mọi thứ đều được soi xét và bao phủ bởi con mắt nghi ngờ.

Tôi nhận thấy, tôi và đại đa số là những con người bình thường. Sự xét đoán và tình cảm luôn bị chi phối bởi độ lượng hoặc chì chiết. Nhưng tôi biết và rất nhiều người cũng biết còn có những con người khác. Những con người bằng tri thức, sự hiểu biết, lòng chân thành và chính trực có thể luôn luôn hoặc hầu như phânđịnh rạch ròi được yêu/ghét.

Những người đó, tôi thấy họ luôn làm chủ bản thân, ý kiến của họ được đông đảo tôn trọng, vững vàng và chắc chắn trong các hoạt động, thu được nhiều kết quả tốt. Họ thực sự là những con người giàu có và tôi rất yêu họ.

Modjn

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *