3 bí quyết của người thành công, bạn nên học hỏi

Giá trị không phải là cái bạn tự gán cho mình, mà là do người khác cảm nhận về bạn. Người ta cảm nhận giá trị của bạn qua 3 điều: những gì bạn làm được, những gì bạn giúp người khác làm được, và những gì bạn lan tỏa ra xung quanh.

10-cach-de-ban-quyet-dinh-cuoc-song-thay-vi-pho-mac-cho-so-phan
Sau đây chúng tôi chia sẻ cho bạn 3 bí quyết đơn giản để tạo nên người thành công, mời các bạn cùng xem để hiểu đúng về giá trị bản thân mình. Bạn cần phải thấy được hết các yếu tố tạo nên người thành công đó là: Giá trị bản thân = Giá trị bạn tạo ra x Thời gian cung cấp giá trị x Qui mô cung cấp giá trị.
Nhiều người chúng ta vẫn lầm lẫn rằng, là người có chuyên môn cao và do đó sẽ tạo ra được giá trị cao, để rồi ai nấy đều lao vào trau dồi chuyên môn mà bỏ qua rất nhiều yếu tố quan trọng và cần thiết khác. Thực tế cho thấy, giá trị được đo lường thông qua việc bạn thực hiện các kỹ năng mềm như trình bày, giao tiếp, nối kết, tự tin, quản lý thời gian, kỷ luật bản thân, … ra sao; Giá trị còn được biểu hiện qua thái độ của bạn đối với công việc và đối với mọi người xung quanh trong môi trường làm việc như thế nào.

Một người dù có chuyên môn tốt đến mấy mà lúc nào cũng cau có và khó chịu, thì thử hỏi kết quả công việc của họ sẽ như thế nào, đó là chưa kể đến thái độ như thế sẽ tạo ra những tác động tiêu cực lên không khí và tinh thần làm việc của những người xung quanh.

Hiểu đúng về giá trị bản thân thì phải thấy hết được hết các yếu tố cấu thành này:

Giá trị bản thân = Giá trị bạn tạo ra x Thời gian cung cấp giá trị x Qui mô cung cấp giá trị

Công thức này cho thấy, để nâng cao giá trị bản thân, bạn phải không ngừng trau dồi chuyên môn, liên tục rèn luyện những kỹ năng mềm, và phải biết được đâu là những công việc tạo ra giá trị để dành thời gian, dồn lực và tập trung vào đó.

1. Giá trị bạn tạo ra:

Giá trị không phải là cái bạn tự gán cho mình, mà là do người khác cảm nhận về bạn. Người ta cảm nhận giá trị của bạn qua 3 điều: những gì bạn làm được, những gì bạn giúp người khác làm được, và những gì bạn lan tỏa ra xung quanh.

2. Thời gian cung cấp giá trị:

Đừng lầm tưởng bất cứ việc gì bạn làm cũng tạo ra giá trị. Dù cho bạn có “cắm đầu cắm cổ” làm với tất cả mọi hăng say và nhiệt tình thì cũng chẳng “nghĩa lý” gì nếu đó không phải là công việc bạn cần làm, bạn phải làm và bạn được trả lương để làm. Khi đi làm, mỗi một vị trí đều được công ty mong đợi đóng góp đúng điều công ty cần. Nếu bạn được trả lương cho việc chăm sóc khách hàng của công ty, thì bạn chẳng bao giờ được ghi nhận khi bạn ra sức tìm kiếm khách hàng. Nếu bạn được kỳ vọng ở việc thiết kế những ấn phẩm độc đáo cho công ty, thì chẳng những bạn không có điểm nào cho việc tiếp cận khách hàng mà có khi bạn còn âm điểm bởi không tập trung vào chính công việc của mình. Bạn nên làm việc với cấp trên trực tiếp của mình để biết họ mong đợi điều gì nhất nơi bạn, rồi hãy dành thời gian để tập trung vào công việc giúp sinh giá trị đó. Khi bạn tập trung vào công việc sinh giá trị càng nhiều thì giá trị của bạn càng cao.

3. Qui mô cung cấp giá trị:

Một mình bạn, dù có “cày” hết sức thì đến một lúc nào đó bạn sẽ không còn sức lực hay thời gian để tăng thêm giá trị của mình được nữa. Nếu đã tập trung làm việc cực kỳ hiệu quả trong suốt 8 tiếng dành cho công việc rồi, hay cho dù bạn có dành luôn cả 24 tiếng để làm việc đi nữa thì cũng đến một giới hạn mà bạn không thể vượt qua để có thể tạo ra nhiều giá trị hơn nữa. Chìa khóa cho vấn đề này nằm ở việc tăng qui mô cung cấp giá trị. Thời gian và sức lực của một người thì giới hạn, nhưng của nhiều người thì vô hạn.

Điều này có nghĩa là bạn phải tạo ra cho được những người khác có thể làm công việc giống như mình, xây dựng một hệ thống làm việc tạo ra kết quả giống mình nhưng với số lượng tăng lên gấp nhiều lần. Khi tạo ra được những người có thể thay thế mình thì bạn sẽ bước lên một vị trí cao hơn, và dĩ nhiên phần thưởng cho vị trí này sẽ xứng đáng hơn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *