Bài học tiết kiệm tài chính trong giới trẻ , bạn nên tìm hiểu qua
Nhưng cũng không không phải tất cả các bạn trẻ đều như vậy. Là một sinh viên tỉnh lẻ xuống Hà Nội học, tôi đã gặp Thảo, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đã có lần bạn ấy tâm sự với tôi rằng để có được chiếc máy ảnh bạn ấy đã
Tôi còn nhớ ngày tôi còn nhỏ mẹ luôn dạy tôi phải sống tiết kiệm vì gia đình tôi không có điều kiện. Giờ đây, tôi đã là sinh viên đại học, lời dạy ấy vẫn luôn khắc sâu trong tôi.
Sống tiết kiệm là giảm những hành vi lãng phí, xa hoa, xa xỉ, sống giản dị với những gì mình vốn có. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể bắt gặp những khái niệm như tiết kiệm tiền, tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng…. Mỗi hành động tiết kiệm là một biểu hiện của sống tích cực và vì xã hội.
Chúng ta có thể nhớ đến sự kiện Giờ Trái Đất (Earth Hour) – một sự kiện quốc tế hằng năm do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khởi xướng nhằm khuyến khích các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ từ 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm. Số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia ủng hộ sự kiện này càng nhiều. Tại Việt Nam, với khẩu hiệu: “Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu”, chúng ta đã tiết kiệm được một lượng điện năng lớn.
Trong cuộc sống thường ngày, mỗi cá nhân chúng ta thực hành tiết kiệm ngay từ những thứ nhỏ nhất như: Tắt điện khi không cần thiết, sử dụng tiền vào đúng mục đích của mình, chúng ta luôn suy xét kĩ càng trước những thứ tôi thích và thứ tôi cần, và hiện tại chỉ cho phép ta ở mức độ như thế nào để ta lựa chọn thứ ta cần chứ không phải thứ ta thích.
Bài học tiết kiệm và giá trị của đồng tiền
Cuộc sống tấp nập hôm nay khiến chúng ta đôi khi quên đi giá trị vốn có của nó mà chạy theo những thứ xô bồ khác nhau khiến việc tiết kiệm trở thành khó khăn hơn lúc nào hết. Một bộ phận giới trẻ ngày nay gần như quen với cái thực tại sẵn có của mình mà bỏ quên đi những giá trị đằng sau của nó, thay vào đó là sống thực dụng, xa hoa, vật chất hóa tất cả và thản nhiên hưởng thụ. Không ai trách người có điều kiện hưởng thụ cả, song đâu phải các bạn trẻ đã hiểu hết giá trị của đồng tiền mà họ cầm trong tay.
Nhưng cũng không không phải tất cả các bạn trẻ đều như vậy. Là một sinh viên tỉnh lẻ xuống Hà Nội học, tôi đã gặp Thảo, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đã có lần bạn ấy tâm sự với tôi rằng để có được chiếc máy ảnh bạn ấy đã phải dành tích cóp tiền trong thời gian dài, từ việc đi làm thêm đến cố gắng học để lấy học bổng. Thật sự tôi không nghĩ một bạn sinh viên nhà ở đất Hà Thành này lại phải đi làm thêm và sống một cách tiết kiệm như vậy.
Cô giáo chúng tôi đã từng nói rằng các bạn trẻ hiện nay kiếm được càng nhiều tiền thì các bạn ấy lại hiểu được giá trị của đồng tiền hơn và sống tiết kiệm hơn. Tôi nhớ gần đây có hoạt động quyên góp áo ấm tặng các em nhỏ vùng cao để các em có một mùa đông ấm áp hơn. Có lẽ cho đi những thứ ta không cần nữa lại là món quà đầy ý nghĩa và tiết kiệm hơn cho xã hội.
Sống tiết kiệm là sống cho chính mình và cho cả xã hội và bài học tiết kiệm sẽ còn mãi giá trị với thời gian.
Leave a Reply